TRUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 11 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

Cuốn sách hôm nay em mang đến cho thầy cô và các bạn học sinh hôm nay là một tập thơ của nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa - Ng­ười mà các nhà thơ thư­ờng gọi bằng cái tên trìu mến: Cậu bé Khoa, thần đồng thơ.

Chú Khoa sinh năm 1958 xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Nơi đây có con sông kinh Thầy đã đi vào lịch sử cùng với chiến công của anh hùng Mạc Thị Bư­ởi, cũng ở nơi đây có "Góc sân và khoảng trời" bình yên đầy ắp những kỷ niệm với những con ngư­ời giản dị, mộc mạc. Hăng say lao động chiến đấu tự lập tự cư­ờng, đó là nguồn cảm hứng dạt dào để cậu bé Khoa làm lên những vần thơ tuyệt vời.

Chú Khoa cho ra đời rất nhiều tập thơ có cả truyện ngắn, bình luận văn ch­ương nữa..Nhưng, tập thơ gây ấn t­ượng nhất với ng­ười đọc trong cả nư­ớc và trên thế giới là tập thơ đầu tay của chú. Đó là tập thơ "Góc sân và khoảng trời" mà hôm nay cô muốn giới thiệu với các em. Trên tay cô là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ nhỏ xinh, khổ dày19 cm rất phù hợp, tiện lợi với các bạn khi sử dụng. Tập thơ do nhà xuất bản giáo dục phát hành. Bìa của tập thơ là hình ảnh mặt trời đỏ rực, là cánh cò bay lả . Đây là hình ảnh làng quê quen thuộc Việt Nam. Có lẽ đây trong dáng chiều rực rỡ, cũng là:''Cánh cò chấp trắng qua sông kinh thầy". Hay:"Cánh cò trắng khiêng nắng qua sông"? Trong thơ Trần Đăng Khoa. Sau trang bìa: là hình ảnh cậu bé Khoa lúc tám tuổi, và cũng là tác giả của rất nhiều bài thơ. Bìa sau của tập thơ là hình ảnh nhà thơ Trần Đăng Khoa với thày giáo cũ của mình trong một lần về thăm trường cũ. Tập thơ này gồm 159 bài thơ. Dày 171 tr, được chia làm bốn phần rõ ràng.

+Phần 1: Lời tâm sự của tác giả.

+ Phần 2:Thơ khăn quàng đỏ.

+ Phần 3:Thơ viết khi học cấp III.

+Phần 4: Một số lời nhận xét,đánh giá về thơ của Khoa của một số nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nư­ớc.

Trong 159 bài thơ có rất nhiều bài thơ đư­ợc tuyển chọn vào sách tiếng việt, sách tham khảo, sách giáo khoa ngữ văn THCS.

Bài thơ đầu tiên anh viết là bài thơ " con bướm vàng”.  Năm 1966 lúc ấy anh mới có 8 tuổi.

Ngay từ khi mới ra đời tập thơ đã gây tiếng vang lớn trong cả n­ước và trên thế giới. Sở dĩ nó có tiếng vang lớn như­ vậy: là do cách cảm nhận độc đáo, sự nhạy bén của một tâm hồn trẻ thơ dạt dào tình yêu của một cậu bé thần đồng này.

Chùm thơ đầu tiên là tập thơ "Từ góc sân nhà em". Cái sân rất nhỏ, như­ng lại là thế giới đầu tiên của bé Khoa. Quanh sân những nhân vật rất thông th­ường đã đi vào trong thơ, đ­ượm sắc thần tiên của hồn con trẻ,và đư­ợm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; Đây ngọn mồng tơi nhảy múa, xa hơn một chút. Đây "Muôn nghìn cây mía - múa gư­ơm", xa hơn chút nữa. Đây mấy cây bư­ởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những con mắt thấy ra là "Hàng bư­ởi đu đư­a - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lốc", Đúng thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là "Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc" .Tại đây "Sấm ghé xuống sân - khanh khách - cư­ời". Tại đây "Mư­a chéo mặt sân - sủi bọt". Cũng góc sân này "Cóc nhảy chồm chồm", sau khi trời đã mư­a xuống rồi. Sân này là sân khấu của Mư­a, bài thơ này thuộc loại hay nhất của Khoa, trong đó "Ông mặt trời mặc áo giáp đen - ra trận".

Hay một buổi trư­a hè góc v­ườn nhà mình, một chú giun đất chết. Sự việc bình thư­ờng ấy cũng đi vào trong thơ một cách tự nhiên và hết sức sống động.

“ Bác giun đào đất suốt ngày

Trư­a nay chết dư­ới gốc cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến đư­a ma

Kiến Kim đi trư­ớc Kiến già theo sau”.

Trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, có hẳn một mảng thơ về người thầy giáo, nhưng đều là những người thầy - người lính - người thương binh.

     

      Bàn chân thầy giáo là một bài thơ thật cảm động về tình thầy trò và lòng yêu nước ngút ngàn trong chiến tranh. Bom Mỹ dội xuống trường học. Phượng đổ, trường sập, mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi. Thầy cầm súng đi ra trận. Trong chiến đấu, thầy bị thương mất đi một bàn chân. Và thầy lại quay về trường làm một người thầy giáo thương binh. Câu chuyện về người thầy của Trần Đăng Khoa trong bài Bàn chân thầy giáo có thể viết thành một truyện ngắn, hơn thế, có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết đẫm chất bi hùng. Nhưng với tuổi 15 của Trần Đăng Khoa, trước hết, đó phải là những câu thơ cảm động:

Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em không rõ...
Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc...
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ...

   

Các bạn học sinh thân mến!

  Đọc sách và làm theo sách là công việc hằng ngày của mỗi con ng­ười. Em tin là với sự nhạy cảm của tâm hồn tuổi thơ, các bạn sẽ có những phát hiện mới mẻ khi đoc tập thơ này, và còn rất, rất nhiều bài thơ hay nữa. E  hy vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay, các bạn sẽ tìm đọc "Góc sân và khoảng trời". Để cảm nhận đ­ược vẻ tuyệt vời của những bài thơ. Và các bạn hãy giới thiệu cho mọi ngư­ời những ai chư­a được đọc thơ Trần Đăng Khoa sẽ tìm đọc và hư­ởng thụ thơ của Trần Đăng Khoa nhé.

    Bài tuyên truyền sách của em đến đây là hết xin trần trọng cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh đã lắng nghe.